» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình

Bi kịch: Phan Thanh Giản (1796 – 1867) phần I

Điểm Ngôi sao Blog: 0 (0 lượt)
| Bình chọn:

 ;l

Nhắc lại bi kịch của một phận người:

Phan Thanh Giản (1796 – 1867)

"Lá cờ ba sắc không thể phấp phới bay trên một thành lũy mà nơi ấy Phan Thanh Giản còn sống".Phan Thanh Giản

Đời ai chẳng có mối sầu
Trăm năm âu cũng bể dâu phận người
Thoáng qua bao cuộc đổi dời,
Nay xin thuật lại đôi lời khó thay
Tần ngần nắm bút trên tay
Thở dài..nhớ chuyện những ngày đã qua…

 

I.Tiểu sử sơ lược:

Phan Thanh Giản tự là Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu là Ước Phu, Lương Khê, biệt hiệu Mai Xuyên, sinh ngày 12-10 năm Bính Thìn (11/11/1796), tại thôn An Hòa, làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thạnh, nay làng Bảo Thạnh, thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khổ.Tương truyền, tổ phụ ông là Phan Thanh Tập, gốc người Minh hương, vì không tùng phục nhà Mãn Thanh, nên di cư sang Việt Nam, đến ở phủ Hoài Nhân (Bình Định). Nơi đây ông cưới một người vợ bản xứ tên Huỳnh Thị Học, sinh được một trai tên là Phan Thanh Ngạn.

Năm Tân Mão (1771), ông Ngạn dẫn dắt gia đình vào Nam định cư tại Thang Trông (Định Tường), sau dời về Mân Thích, thuộc trấn Vĩnh Thanh, tỉnh Vĩnh Long.

Rồi lại bồng chống đến ở Bảo an, phủ Hoằng Trị, cũng thuộc tỉnh Vĩnh Long.Cuối cùng mới định cư hẳn ở quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Nơi này, ông Ngạn cưới người vợ tên Lâm Thị Bút, sinh được một trai là Phan Thanh Giản. Năm ông lên 7(1802), mẹ qua đời; cha cưới bà Trần Thị Dưỡng để có người chăm sóc con. May mắn thay, ông không những được mẹ kế hết mực thương yêu mà còn cho ông đi học với vị sư Nguyễn Văn Noa ở chùa làng Phú Ngãi.

Năm 1815, vì sự cáo gian của kẻ có thù riêng với gia đình, cha Phan Thanh Giản lúc ấy đang làm Thủ hạp, là một viên chức nhỏ, phải ngồi tù oan uổng.

Nóng lòng vì cha bị hàm oan, ông đệ đơn lên quan Hiệp Trấn Lương ở Vĩnh Long xin được thay cha vào tù.Dù không thể giúp được gì, nhưng quan lớn này rất cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của chàng trai 20 tuổi, nên lựa lời an ủi và giúp ông phương tiện ở lại gần nơi cha bị giam cầm, để vừa trao giồi kinh sử, vừa có cơ hội thăm cha mỗi ngày…

Sau ngày cha được mãn tù, nghe lời quan Hiệp Trấn và được cha đồng ý, Phan Thanh Giản vẫn ở lại Vĩnh Long để tiếp tục học và chờ đợi khoa thi. Tại đây, ông cũng gặp thêm được một tấm lòng rất đáng quí khác đã giúp ông nhiều thứ như tiền bạc, thức ăn, áo mặc…Đó là người đàn bà tên Ân! 

 

 

0 góp ý



0 Góp ý:

Chưa có góp ý nào !

» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây !

<< Trở về