» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình

nhớ công chúa Ngọc Hân… Phần II

Điểm Ngôi sao Blog: 18 (3 lượt)
| Bình chọn:

Phần soạn thêm :

1.Nhân đây xin được đính chính :

Số đâu có số lạ đời,
Con vua mà lại hai đời chồng vua.

Đó là hai câu ca dao vẫn còn lưu truyền trong dân gian tại vùng đất cố đô Huế cho đến những năm đầu thế kỷ XX. Nó phản ánh một thực tế lịch sử.

Song cái nguy hại là nhiều người đã hiểu lầm câu ca dao kia ám chỉ vào công chúa Lê Ngọc Hân. Thậm chí, một tác giả đã viết cả một bài báo.Đó là một sự lầm lẫn.Thực tế, Ngọc Hân chưa từng bao giờ lấy vua Gia Long mà đó chính em gái của bà tên Lê Thị Ngọc Bình, người vợ trẻ đẹp của vua nhà Tây sơn Nguyễn Quang Toản

2.Một tư liệu có liên quan : 

Trong bức thơ đề ngày 16 tháng 7 năm 1801 của Barizy, một sĩ quan người Pháp, tháp tùng cùng Nguyễn Ánh vào chiếm Phú xuân đã ghi lại như sau:

  "Nhà vua (Nguyễn Ánh) bảo tôi đi xem mặt các cô công chúa của kẻ tiếm vị (Quang Trung). Tôi đến đó họ ở trong một phòng hơi tối, không phải là một phòng sang trọng, có tất cả năm công chúa: một cô 16 tuổi theo tôi là một cô gái đẹp, một em bé 12 tuổi là con gái của bà Công chúa Bắc kỳ (Ngọc Hân) em này cũng coi được, còn ba cô nữa cũng từ 16 đến 18 tuổi thì nước da hơi nâu nhưng diện mạo cũng dễ thương.

 Ngoài ra còn có 3 con trai, có một em độ 16 tuổi cũng da nâu nhưng nét mặt thì tầm thường, còn em trai kia độ 12 tuổi là con của bà công chúa Bắc kỳ thì diện mạo rất đáng yêu và có những cử chỉ rất dễ thương".

 

Trong thư của Barizy, ta không thấy ghi sự có mặt Hoàng hậu Ngọc Hân mà ông ta đã gọi là “Công chúa Bắc kỳ”.

(Ý người soạn : Suy ra việc bà mất vào năm1799,  phù hợp nhiều tài liệu;chỉ có điều theo mấy lời thư mà tôi cố ý tô đậm, thì con ai đã chết non theo những tài liệu trích dẫn bên trên ?...)

3. Nỗi buồn của người soạn từ 2 bài báo :

 

a. Tiếng kêu cứu từ phần mộ Ngọc Hân công chúa:

http://www1.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2006/5/8/147834.tno, ngày 08/05/2006 ( trích ) :

Ông Nguyễn Đình Kiu là cháu đời thứ 5 của Công chúa Ngọc Hân. Hiện nay, ông hơn 70 tuổi, là người kiên trì làm đơn kiến nghị gửi đến các cấp xin tôn tạo phần mộ và đền thờ Công chúa vắn số này trong suốt 26 năm qua…  

Đến năm 1990, được chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Thành ủy Hà Nội lúc bấy giờ là ông Phạm Thế Duyệt , một đoàn cán bộ nghiên cứu khoa học của Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội đã đến điều tra xem xét và kết luận: 

"Việc hài cốt của danh nhân Lê Ngọc Hân và hai con chôn tại miền Trung được mẹ là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, tìm cách đem về chôn tại bãi Cây Đại, làng Phù Ninh, nay là xã Ninh Hiệp và được cúng giỗ tại dinh Thiết Lâm của bà Nguyễn Thị Huyền là sự kiện có thật.Với ý nghĩa nhiều mặt, Lê Ngọc Hân đã có thời gian gắn bó với quê ngoại khi sống cũng như khi chết. Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội tán thành với ý kiến của Hội đồng khoa học là nên tạo dựng một hình thức xứng đáng tại xã Ninh Hiệp ở khu mộ bãi Cây Đại, hoặc ở tại một điểm trang trọng trên nền đất khu dinh Thiết Lâm cũ".  

Vậy mà cho đến nay,( tính thời điểm bài báo ra ngày 8/5/2006), đã nhiều năm trôi qua kể từ ngày có sự chỉ đạo đó( năm 1990), việc xây dựng khu tưởng niệm Công chúa Ngọc Hân, vợ của người anh hùng, vẫn chưa được bắt tay thực hiện… 

 …Và  tượng bà Nguyễn Thị Huyền trước đây được để trong nhà thờ thì đã bị ai đó gói vào bao tải cũ đặt ở nhà kho trạm xá đã bỏ hoang, mạng nhện bùn đất đầy đầu, đầy mặt tượng.Tới nay tượng được "đối xử" khá hơn một tí, có vải che mặt, trùm đầu, song vẫn bị đưa vào tạm trú ở nhà kho của "nhà văn hóa" xã. 

Còn phần mộ của Ngọc Hân công chúa hiện nay chỉ còn là một cái nấm thấp lè tè khoảng 20cm, bề ngang chỉ độ 50cm, dài chừng 2 thước….  

 Theo Hồng Hạc 

b. Mộ tưởng niệm công chúa Ngọc Hân (Hà Nội): Nguy cơ bị biến mất. ( trích ):

 …khu mộ mộ bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền( mẹ của Ngọc Hân, vợ vua Lê Hiển Tông ) cùng mộ Ngọc Hân nằm lọt thỏm giữa những căn nhà hai ba tầng…Xung quanh khuôn viên được xây bằng hàng ngạch tạm bợ và đầy những vật liệu xây dựng ngổn ngang.

Chỉ tính khuôn đất dành riêng cho hai ngôi mộ này thì nhiều lắm cũng chỉ 10m2 Riêng ngôi mộ “tưởng niệm” Ngọc Hân thì quá thô sơ. không bia, không tên, tuổi Chiều dài chỉ khoảng 2m, rộng 60cm và cao 20cm..

Báo Pháp luật & đời sống, số ra ngàyThứ Năm, 21/06/2007

4.Vài lời với những tác giả có tư liệu mà tôi đã sử dụng:

 

 Vì nỗi riêng, người soạn đành phải dang dở việc học; may mà có net cùng với mớ sách vở nhờ dành dụm có được, nên dù còn non kém nhiều mặt, tôi vẫn cố gắng soạn một số bài cốt chỉ để chia sẻ, để học hỏi, để đỡ nhớ chữ nghĩa...chứ thật tâm không hề vì danh, vì lợi.

Với ý nghĩa ấy cùng tấm lòng muốn “ôn cố tri tân”,“ dân ta phải biết sử ta”; tôi mong những tác giả có tư liệu mà tôi đã trích dẫn trong nhiều bài viết, xin vui lòng lượng thứ vì lỗi “sử dụng không xin phép trước”.

 Chào trân trọng. BTĐN

 

-Ảnh được xem như là ảnh vua Quang Trung

-Ảnh : Mộ Nguyễn Thị Huyền,có miếu thờ nhỏ

“Mộ gió” Lê Ngọc Hân nằm phía bên phải ảnh.

 

2 góp ý



2 Góp ý:

Huongmuathu góp ý:
11:35 AM | Chủ Nhật, ngày 09 tháng 09, 2007

mà nay áo vải cờ đào
giúp dân dựng nước xiết bao công trình
tôi vẫn như nghe tiếng nàng ấy khóc chồng từ bao năm vọng tới

(vô danh) góp ý:
09:45 AM | Chủ Nhật, ngày 09 tháng 09, 2007

Ô, ĐƯỢC LẮM!

» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây !

<< Trở về