» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình

Công nữ Ngọc Vạn, phần II

Điểm Ngôi sao Blog: 6 (1 lượt)
| Bình chọn:

IV.Tạm lý giãi vì sao sử triều Nguyễn không nói đến Ngọc Vạn:

 -Bộ Đại Nam liệt truyện tiền biên, khi ghi chép về các con gái của Sãi Vương, đến mục “Ngọc Vạn”, “Ngọc Khoa”(sẽ có bài riêng) đã ghi rằng: “Khuyết truyện” tức thiếu truyện, nghĩa là không có tiểu sử.

 

-Trong “Généalogie des Nguyễn avant Gia Long” (Phổ hệ nhà Nguyễn trước Gia Long) của Tôn Thất Hân và Bùi Thanh Vân (Bulletin des Amis de vieux Huế, năm 1920) cũng ghi tương tợ :

 “Ngọc Khoa con gái thứ của Sãi vương, không để lại dấu tích.
Ngọc Vạn con gái thứ của Sãi vương, không có dấu tích gì về Ngọc Vạn”

May thay, sách Nguyễn Phúc tộc thế phả, ấn hành năm 1995 có biên chép đôi điều, nhờ vậy ta mới có những thông tin như sau :

Nội chiến Trịnh Nguyễn bùng nổ tại Bố Chánh năm 1627. Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên Theo chính sách nhà Trần, gả 2 con gái cho vua Chân Lạp & Chiêm Thành để việc ngoại giao được ổn định ở phía Nam, vì phiá Bắc phải đương đầu chống lại với Chúa Trịnh.

* Năm canh thân 1620 bà Ngọc Vạn được đức Hy Tông sãi vương gã cho vua Chân lạp là Chey Chetta 2.về sau nể tình bà. Vua Chân lạp cho người Việt lập dinh điền tại Mô xoài Bà riạ

* Năm tân mùi 1631 bà Ngọc Khoa được đức Hy tông gả cho vua Chiêm thành lá Pôrômê. Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà tình giao hảo giữa hai nước Việt Chiêm tốt đẹp

Có nhiều ý kiến về việc không biên chép này, ở đây tôi xin được tóm gọn thành 2 ý :

 -Vì công cuộc mưu sinh cho dân tộc, vì thế “môi hở răng lạnh” và cũng vì để theo dõi hoạt động của các nước chung quanh, nhất là sự thường xuyên xâm lấn của người  Xiêm La (ngườiTây phương cũng bắt đầu dòm ngó vùng Đông Nam Á), nên Sãi Vương không muốn làm ồn ào hai cuộc hôn nhân nầy, mà chỉ lặng lẽ tổ chức hôn lễ, nên sử quan nhà Nguyễn suy tính thấy không nên viết ra.

 -Có thể vì ngày trước, nhiều vương triều Việt có cái nhìn hơi xem thường người Chiêm Thành, Chân Lạp. Do vậy, chuyện chẳng hay ho gì mà ầm ĩ, nhất là từ khi công chúa Huyền Trân đi vào sử sách với những giai thoại buồn tủi, với những vần thơ chua chát, mai mỉa như: “ Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho người mán, người Mường nó leo!”; có thể vì lẽ đó các sử quan được lệnh né tránh việc biên chép.

-Người soạn nghiêng theo ý đầu, vì xét thấy  ý sau chưa ổn lắm, bởi nhiều triều đại trước,việc nhà vua gả con cho vua chúa lân bang, cho những thủ lĩnh các châu miền xa xôi trong nước nhầm củng cố mối giao hảo, thế phiên giậu đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử

Như vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân, Chiêm Thành. Năm 1286, tướng Nguyên là Ô Mã Nhi đánh rất gấp, quân ta tan vỡ.Triều đình phải sai người đưa công chúa An Tư - em gái út của Thánh Tôn - đến cho Thoát Hoan để xoa dịu hắn.

Năm 1036, Lý Thái Tôn, gả công chúa Kim Thành cho châu mục Phong Châu là Lê Tông Thuận, gả công chúa Trường Ninh cho châu mục Thượng Oai là Hà Thiên Lãm vv… T

hế nhưng sử sách không hề che giấu. ( ngay cả trong lịch sử  Trung Quốc việc tương tợ cũng đã xảy ra không ít lần, mà câu chuyện công chúa Văn Thành thời nhà Đường phải đến làm dâu xứ Tây Tạng, Vương Chiêu Quân thời nhà Hán phải chịu cống Hồ… là hai ví dụ điển hình).

Tuy nhiên để có câu trả lời thật thỏa đáng, thiết nghĩ ta  phải chờ Hội đồng Nguyễn Phúc tộc, các nhà sử học nghiên cứu thêm . 

V.Người soạn xin góp ý về một trang viết trích trong quyển“Công Chúa Sứ Giả ’’của Huỳnh Văn Lang, do chính tác giả xuất bản tại California, năm 2004.  

Trích nguyên văn: 

Ngọc Vạn Công chúa sinh ở đâu và ngày nào, không sách sử nào nói. Nhưng người viết tìm lại những năm tháng liên hệ thì có thể cũng biết được phần nào. Ví như Công chúa đi lấy chồng là năm 1620, thì có thể nói là lúc bấy giờ Công chúa vào khoảng 16, 17 tuổi......Ngọc Vạn Công chúa ăn ở với Chey Chetta đã 17, 18 năm rồi, Công chúa có con với Chey Chetta không? Không thấy sử Chân Lạp, sử ta nói là Công  chúa có con với Chey Chetta II.

Người viết luôn luôn thắc mắc tìm hiểu về vấn đề đó và thật là may mắn khi bắt gặp bài viết của Hương giang Thái văn Kiểm. Dựa theo sách " L'Indochine du Sud", của Cl. Madrolle, xuất bản năm 1926 tác giả đã viết như sau:

"Sau khi Chey Chetta mất, liền xảy ra việc tranh quyền giữa chú và cháu. Chú là Prea Outey, em ruột của Chei Chetta II, giữ chức Giám quốc (abjoréach) và cháu là Chau Ponhéa To, con của Chetta II và bà Công chúa Việt nam."

Cháu Ponhéa To là một vị hoàng tử Miên-Việt rất thông minh và đã được giáo huấn rất chu đáo. Vua Chei Chetta khi còn sống định cưới cho hoàng tử nường Công chúa Ang Vodey. Nhưng chẳng may, khi ngài vừa mất thí Préa Outey, tức là chú ruột của hoàng tử, lại cưới nường công chúa Ang Vodey trong khi hoàng tử còn phải trường trai trong tu viện.

"Sau khi rời tu viện, Chau Ponhéa To lên ngôi Chân Lạp và trong một buổi tiếp tân trông thấy Ang Vodey liền đem lòng cảm mến và sau đó hai người cũng thương trộm nhớ thầm một cách tha thiết. Công chúa bèn trốn chồng bỏ nhà ra đi theo vua vào rừng săn bắn. Ông chú là Préa Outey biết được liền rượt theo và giết chết cả hai người".

Thật là họa vô đơn chí! Chồng chết, rồi con bị giết, thì người vợ người mẹ phải thế nào? Không biết Ngọc Vạn Công chúa phải đau khổ biết bao và còn cảm thấy bơ vơ ở xứ người....

"Xin nêu điều nhầm lẫn : ngay phần đầu, tác giả đã xác định đúng thời điểm Ngọc Vạn đi lấy chồng là năm 1620 rồi ở đoạn sau, ông viết: Năm 1628 Vua Chey Chetta băng hà đang tuổi thanh xuân, chưa đầy 40.

Như vậy từ 1620- 1628, mới có 8 năm chung sống thì làm gì có đứa con nào của Ngọc Vạn đủ lớn để xảy ra thảm kịch trái khoáy ở chốn cung đình kia ?

 Vậy có thể quả quyết, vị hoàng tử vắn số này là con của một bà vợ Việt nào đó của vua Chey Chetta, mà ta chưa có điều kiện để tìm hiểu tận tường.

Vậy qua những dòng tư liệu ít oi vừa kể, ta biết chắc Ngọc Vạn có 1 người con trai.

 Và theo 2 tư liệu sau, ta biết bà có thêm 1 gái.

a.“Công chúa Ngọc Vạn”, tr 89-95, của Lương Văn Lựu trong sách Biên Hòa sử lược toàn biên ,q.II, do tác giả tự xb năm 1973:“Đến năm 1624, bà lại sanh thêm một gái lấy tên là Néang Nhéa Ksattrey…” 

b.Theo http://hue.vietnamnet.vn/chuyende/2005/12/117013/ :Năm 1624 Ngọc Vạn  sinh hạ một hoàng nữ và sau khi chồng qua đời, vẫn ở lại để che chở, giúp đỡ đồng bào.

VI/ Bước đi… có vào lòng muôn dân?

Theo câu chuyện chia tách trên cùng vài truyền thuyết trong dân gian thì Ngọc Vạn về lại đất Việt sống cho đến cuối đời. (phần thuộc quyền cai quản của Nặc Ong Nộn ; và thành quách , cung điện của ông phó vương này ngày trước nằm trên vùng đất cao ráo từ đồi Cây Mai đến vùng Phú Thọ , Tp HCM hiện giờ)

Có thể khi bà mất, thân xác mà cả đời chỉ biết cống hiến, được hỏa thiêu theo phong tục nhà chồng ( người Chân Lạp chọn Phật Giáo tiểu thừa làm quốc giáo). Có thể rồi chút tro than kia cũng đã tản mát sau nhiều cơn binh lửa, nên bây giờ ta không thể tìm thấy dấu vết ?

Với lòng biết ơn của một người sinh sau đang sống bình yên, nơi mà bà & bao thế hệ cha ông đã dày công mới có được; khiến tôi day dứt khi đọc được câu: Năm 1624 Ngọc Vạn sinh hạ một hoàng nữ và sau khi chồng qua đời, vẫn ở lại để che chở, giúp đỡ đồng bào.

Ngẫm từ xưa đến nay, thử hỏi có mấy ai sống trong cảnh vàng son có được tấm lòng ấy?. Bởi vậy, tôi đã nhờ Google để tìm xem người đời có lấy tên Ngọc Vạn để đặt tên cho đường phố, trường học hoặc nhà lưu niệm, tượng đài nào không; thì tôi chỉ gặp duy nhất một nơi liên quan đôi chút đến bà.

Đấy là Chùa Gia Lào ở núi Chứa Chan, Đồng Nai.

Tương truyền chùa do công nữ Ngọc Vạn xây nên.Cũng có người bảo, đấy là do người dân thời bấy giờ tự quyên góp tiền của, để có nơi tưởng nhớ công ơn bà.
0 góp ý



0 Góp ý:

Chưa có góp ý nào !

» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây !

<< Trở về