» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình

Nguyễn Cao

Điểm Ngôi sao Blog: 6 (1 lượt)
| Bình chọn:

 

Một tấm lòng son chiếu sử xanh :

 Nguyễn Cao 

Làm quan nếu biết yêu dân,Thì dân cũng sẽ hết lòng yêu quan… 

 I.Tiểu sử vắn tắt: 

Nguyễn Cao, tên đầy đủ là Nguyễn Thế Cao (hiệu là Trác Hiên), sinh năm Đinh Dậu (1837) tại làng Cách Bi, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Quế Võ).  

Thân phụ là Nguyễn Thế Hanh từng đỗ đầu thi Hương, làm Tri huyện các huyện Thạch An, Tiên Minh, Thủy Đường. Thân mẫu là Nguyễn Thị Điềm thuộc dòng họ võ quan Nguyễn Đức quê ở Quế Ổ. 

Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, khoa bảng, Nguyễn Cao sớm mang trong mình một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, khí phách của một bậc quân tử theo nho học.  

Năm 1867, Nguyễn Cao thi đỗ Giải Nguyên kì thi Hương khoa Đinh Mão,  nhưng không ra làm quan ngay, mà xin về quê mở trường dạy học. Khi ông ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn thì cũng là lúc thực dân Pháp tiến hành xâm lược đất Bắc lần thứ nhất.   

Nguyễn Cao lúc đó đang giữ chức Tán lý quân vụ tỉnh Bắc Ninh ( do giữ chức quan này nên người đời còn gọi ông là Tán Cao), cùng với Ngô Quang Huy đã tập hợp nghĩa quân phối hợp với Phạm Thận Duật, Trương Quang Đản bao vây thành Hà Nội, đánh bật đồn bốt của giặc tại Gia Lâm ngày 4-12-1873, sau đó kéo quân về Siêu Loại…  

Cũng vào thời gian ấy, bọn phỉ đánh phá, cướp bóc một số tỉnh miền núi phía Bắc (trong đó có tỉnh Bắc Giang), Nguyễn Cao đã chỉ huy đánh dẹp được bọn phỉ, giữ yên cho dân chúng. Ông được triều đình nhà Nguyễn bổ làm Tri huyện Yên Dũng, rồi Tri phủ Lạng Giang. Khi đương chức ông xin triều đình cho dân khai khẩn ruộng đất hoang ở vũng Nhã Nam, Phú Bình lập nhiều trang ấp, làng xóm. 

Năm 1882 thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ hai, Nguyễn Cao đem quân về đánh địch tại Gia Lâm và sau đó đem quân bao vây thành Hà Nội. Đến ngày 27-3-1883 ông đem quân đánh vào phố hàng Đậu, Cửa Đông (Hà Nội), sau đó rút quân về phía bắc sông Hồng. Ngày 15-5-1883, Nguyễn Cao chỉ huy nghĩa quân đánh một trận lớn tại Gia Lâm. Trận này ông bị thương nặng, nhưng vẫn giữ ý chí chiến đấu.

Ông tiếp tục chỉ huy nhiều trận đánh địch ở các nơi như Phả Lại, Yên Dũng, Quế Dương, Võ Giàng, Từ Sơn, Thuận Thành. Năm 1884 khi thành Bắc Ninh thất thủ, Nguyễn Cao rút quân về thành Tỉnh Đạo, phối hợp với Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Huy lãnh đạo phong trào “Tam tỉnh Nghĩa Đoàn” hoạt động rộng khắp trên các địa bàn Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây. 

Ngày 27-3-1887, tại một trận đánh ở làng Kim Giang (Hà Tây) ông bị thực dân Pháp bắt. Giặc dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, nhưng đều bị Nguyễn Cao cự tuyệt. Để giữ tròn khí tiết, ông đã tự rạch bụng, moi ruột ném vào mặt quân thù mà hỏi: "Ruột gan tao đây, bay xem có khúc nào phản thì bảo."

Thấy không thể khuất phục được ông, ngày 14-4-1887 thực dân Pháp đã đem ông ra chém đầu tại vườn Dừa (gần Hồ Gươm, Hà Nội), lúc ông mới59 tuổi II.

Nguyễn Cao không chỉ là biểu tượng của tinh thần yêu nước, thương dân, đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước; mà còn là một nhà thơ nổi bật trong hàng ngũ các nhà thơ chống Pháp cuối thế kỷ thứ XIX ( xin xem phần VI) 

Tiếng súng chống xâm lược Pháp của Nguyễn Cao không chỉ mở đầu cho phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược ở tỉnh Bắc Ninh, mà còn góp phần dấy lên phong trào yêu nước chống Pháp của các sỹ phu và nhân dân nước ta lúc bấy giờ. Vậy cho nên, sau khi ông mất, tên tuổi, công trạng của ông đã được sử sách lưu danh và nhân dân thương tiếc:


Nhất thế khoa danh bách thế hùng
Điện cơ nguy sự tự thung dung
Thệ tâm thiên địa phi trường bạch,
Khiến sử giang sơn mãn thiệt hồng


Dịch thơ:

Rất mực tài hoa rất mực hùng
Liều mình vì nước tự thung dung
Tấc thề trời đất lòng phơi trắng,
Răng nghiến non sông lưỡi nhuốm hồng.

 Nhiều địa phương (mà trước kia ông từng khai lập làng xóm, đóng quân đánh giặc) đã lập đền thờ hoặc thờ ông là Thành hoàng làng.  Tên ông được đặt cho một trong những đường phố lớn của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Bắc Ninh; nhiều trường học cũng đã mang tên ông.  

III

 Mẹ Nguyễn Cao- một tấm gương tiết hạnh:

 Khi Nguyễn Cao lên 4 tuổi thì cha qua đời, lúc ấy mẹ ông mới ngoài 20.Giữa lúc tuổi hãy còn thanh xuân, vậy mà bà nhất quyết thủ tiết thờ chồng, tần tảo sớm hôm để nuôi con ăn học, mặc cho chung quanh nhiều lời xầm xì, tán tỉnh.
Bấy giờ, lý trưởng làng Cách Bi là một trong những kẻ háo sắc nhất làng.
 Một hôm, nhân gặp bà trên đường vắng, tên này có hành vi hết sức bất nhã.
Tám năm sau, nhân ngày giỗ của chồng, bà mời họ hàng, làng nước đến tham dự. Trong đó có cả tên lý trưởng vừa kể.


Lễ cúng chồng xong, bà mời mọi người nâng chén. Bà đĩnh đạc đến đứng trước bàn thờ chồng, nhìn về phía lý trưởng rồi căm phẫn nói:

- Tôi xin lỗi với bà con, làng nước mà nói ra sự tình sau đây:
 Trước kia lý trưởng làng ta đã nhân tôi góa bụa, thế cô nên giở trò bỉ ổi. Hắn đã xúc phạm đến danh tiết của tôi, nhưng tôi phải cắn răng chịu nhục là vì lúc đó con tôi hãy còn thơ dại… Nay tiện thể có đông đủ mọi người, tôi xin vứt trả lý trưởng cái vết nhơ ấy. 

Dứt lời, bà rút ngay con dao bén giấu sẵn trong mình tự vẫn (năm 1852).

Từ đấy, cậu bé mồ côi Nguyễn Cao được họ hàng nuôi cho ăn học thành tài. Sau này vào năm 1886, ông cũng chọn cái chết giống như mẹ ông, tuy kẻ thù có khác nhau, nhưng đều là để bảo toàn khí tiết (

Ảnh chỉ để minh họa, không phải ảnh của ông

0 góp ý



0 Góp ý:

Chưa có góp ý nào !

» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây !

<< Trở về