chuyenbenle

Tên: Người đưa tin
Nơi cư ngụ: TPHCM, Vietnam

Số điểm của Blog này là 10550 (số lần vote: 1797)

Chỉnh kích cỡ font

Tìm kiếm

Calendar

March 2008
M T W T F S S
« Aug    
  1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31  

Chuyện bên lề

Thứ Ba, ngày 26 tháng 02, 2008

Hà Nội ngày ấy - Ăn

Điểm Ngôi sao Blog: 30 (5 lượt)
| Bình chọn:
Người viết: Người đưa tin @ 10:48 AM

Phần I: Nhà Hát Lớn  

Người ta vẫn nói "Ăn bắc mặc nam". Điều đó có thể đúng với người này không đúng với người khác. Nhưng với tôi thì nó đúng.

Đối với tôi, thời những năm 90 ăn là một cái gì đó xa xỉ lắm. Phải nói cái đám trẻ như tôi được ngồi lề đường ăn phở, được chui vào quán ăn cháo lòng, được bưng bát bún chả... chả khác gì đi nhà hàng. Cái hồi đó, mỗi lần đi qua làn khói bếp của bún, phở là ai cũng có thể cảm nhận ra từng vị của món ăn. Có thể đó là mùi hành, hồi, bò... của nồi nước lèo phở. Có thể đó là mùi nem rán,  chả nướng của bún chả. Đó cũng có thể là mùi cà chua, riêu, ốc của gánh bún riêu... Nghĩa là từng vị nó cứ xộc vào mũi và bắt người ta phải cảm nhận từng vị một.  Còn bây giờ, trăm thứ mùi món ăn, trăm thứ mánh lừa cảm giác của khách khiến ta chẳng còn mấy cảm giác hưởng thụ từ mùi cho đến vị của món ăn.

Tôi còn nhớ vào thời điểm những năm 90, hàng quán còn khá sơ sài. Từ quán nước cho đến quán ăn người ta thường dùng bàn ghế gỗ. Khái niệm bàn ghế săt, nhựa gần như không có vì chưa có mấy công ty sản xuất và bán đại trà. Việc phơi bát ngoài nắng cũng được thực hiện khá nghiêm túc và có vẻ đảm bảo vệ sinh hơn cả thời nay nữa. Bây giờ cứ nhìn người ta rửa bát mà ớn lạnh.

Cũng nhân nói chuyện về ăn sáng. Người Hà Nội có cái thói nhậu ngày. Sáng sớm ra làm bát phở, có người phải chơi cả nửa lít rượu rồi mới có thể đi làm được. Có thể đó là cái cách chống rét của những người ở vùng lạnh. Nhưng quả thật, nếu làm vài ly vào buổi sáng rồi bắt tôi đi làm thì tôi bó tay.

 Đây không phải là một quán phở nổi tiếng Hà Nội nhưng cũng mang những nét đặc trưng riêng. Tôi nói vậy bởi thông thường một quán phở có tiếng bao giờ nồi nước dùng cũng rất lớn. Hành, thịt bò, dao, thớt treo lủng lẳng ngay trước quán. Quán phở ngày trước, thậm chí cho đến bây giờ bao giờ cũng có kèm theo một quán nước chè nhỏ. Hai quán này phụ nhau cùng phát triển.

 

Ăn chợ, hay nói chính xác hơn là ăn gánh, một đặc trưng của dân Hà Nội. Một gánh quà ngon thì dù người bán có ngồi đâu, người ăn cũng biết đường tìm đến. Nhưng thông thường thì người bán hay tìm đến chợ và người ăn cũng từ đó có thói quen lê la ở chợ ăn vặt. Cái thời tôi thì vừa không có tiền, vừa thích ăn vặt nên hay lân la đến chợ kiếm mấy món quà rẻ tiền. Lúc thì lên tận chợ ga ngồi ngoáy ốc với mấy ông anh. Lúc lại mò về chợ Đồng Xuân ăn bún riêu. Cũng có khi về chợ Hàng Bè tìm bún cá, bánh đa cua.Lại có lúc cứ mò về gần trường Chương Dương trong bờ sông chỉ để mua ít vó bò ngồi chấm tương nhai lấy nhai để.

 Người Hà Nội nhiều lúc cũng cầu kỳ. Cứ lỡ thích món ăn ở chỗ nào rồi thì nhất quyết chỉ có ở đó là nhất. Thời đó cứ nói đến ăn phở là đám bọn tôi phải kéo nhau lên Lò Đúc. Còn đã cháo lòng là phải ra đường tàu, khu vực Lê Duẩn, gần ngã tư Hai Bà Trưng. Hay cháo hến thì cỡ gì cũng phải mò lên Hồ tây. Đến giờ, mỗi khi về Hà Nội, đám bạn vẫn cứ giữ cái nếp ấy, đã đi ăn sáng thì không ngại xa, chỉ ngại đến muộn hết món ăn.

 

 Cháo lòng cũng được coi là một món ngon của Hà Nội. Vào thời điểm trước, khu vực đường Hai Bà Trưng, phía sau Bách Hoá Tổng hợp chỉ được biết đến với Mỳ vằn thắn và phở. Tuy nhiên về sau món cháo lòng khu vực này phát triển mạnh, phở cứ thế mất dần, giờ chỉ cón  quán ngon duy nhất. Mỳ vằn thắn thì đã mất hẳn vì có lẽ nó không hợp lắm với người Hà Nội. Tôi còn nhớ thời đó được bố dẫn đi ăn mỳ, tôi chỉ ăn được mấy miếng gan, nửa quả trứng cút rồi húp nước. Dạng mỳ sợi vàng nhỏ, dai và có cảm giác khô khô khiến tôi không quen.

Và rồi cứ thế, cái chuyện ăn của người Hà Nội cứ dần nhạt đi. Giờ thì cái gì cũng thành đặc sản theo kiểu bán cho khách du lịch. Còn những quán ngon, quán chất thì ít dần. Quán nào tồn tại được thì phát sinh ra cái kiểu cháo chửi, phở chửi, bún chửi, thậm chí chè chén cũng chửi. Chửi mãi thành quen, quen tới mức đến ăn mà không nghe tiếng chửi nào là thấy mất ngon.

Chuyện ăn của người Hà Nội tất nhiên còn rất phong phú. Trong phạm vi những hình ảnh có được, tôi chỉ có thể đưa ra vài ký ức của mình về Hà Nội. Rất mong được các bạn bổ sung.

Trong bài viết tới tôi sẽ tiếp tục nói về Hà Nội với những hình ảnh thân quen. Mong được các bạn ủng hộ và cho ý kiến. 

7 Góp ý

  1. thanhnam62

    Ảnh ấn tượng, lời bình ( tự sự ) còn ân tượng hơn.

    Cái sự ăn của Người Hà Nội xưa cầu kỳ và thanh tao, nhưng hiện nay có lẽ do có sự dịch chuyển mạnh giữa các vùng miền, do cái gọi là "cơ chế thị trường" và do hàng loạt nguyên nhân khác mà sự cầu kỳ và thanh tao của địa danh Tràng An một thời nhạt nhòa dần.

    Đây có thể nói đó là sự mất mát không thể "cân đong do đếm được"!

    Cảm ơn bạn!


    Viết bởi Nô.08:02 AM | Thứ Tư, ngày 27 tháng 02, 2008
  1. khaihoan029Những bức ảnh đầy màu sắc của hoài niệm. Mộc mạc và hay hay.

    Viết bởi Bi Kính lúp03:44 PM | Thứ Ba, ngày 26 tháng 02, 2008
  1. conkienluaLàm cái triển lãm "My Hanoi" đi bác, hì hì. Hà Nội quả đúng là nghìn năm văn hiến, văn hóa không lẫn vào đâu đc.

    Viết bởi Kiến Cóc02:03 PM | Thứ Ba, ngày 26 tháng 02, 2008
  1. haimatCảm ơn anh về những thông tin trên.

    Viết bởi Hai Mặt01:36 PM | Thứ Ba, ngày 26 tháng 02, 2008
  1. chuyenbenleDạ có mà anh Tê Giác.

    Viết bởi Người đưa tin12:11 PM | Thứ Ba, ngày 26 tháng 02, 2008
  1. mecuatoihà nội bây giờ đẹp lắm rùi ,chứ không còn nhếch nhác như vậy nữa ,bạn ti6 nó đi hà nội về ,bảo ngoài đó giờ hoành tráng lắm

    Viết bởi Huongmuathu12:10 PM | Thứ Ba, ngày 26 tháng 02, 2008
  1. nguyentuan2007" Người ta vẫn nói " Ăn bắc mặc nam " " .
    Câu này TG mới nghe lần đầu , hihi .

    Viết bởi Tê Giác11:59 AM | Thứ Ba, ngày 26 tháng 02, 2008

Gởi góp ý mới

Trở về

Wordpress Themes is powered by: WordPress | Template designed by: TemplatePanic