chuyenbenle

Tên: Người đưa tin
Nơi cư ngụ: TPHCM, Vietnam

Số điểm của Blog này là 10550 (số lần vote: 1797)

Chỉnh kích cỡ font

Tìm kiếm

Calendar

March 2008
M T W T F S S
« Aug    
  1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31  

Chuyện bên lề

Thứ Hai, ngày 25 tháng 02, 2008

Hà Nội ngày ấy - Nhà hát lớn

Điểm Ngôi sao Blog: 12 (2 lượt)
| Bình chọn:
Người viết: Người đưa tin @ 10:33 PM

Hà Nội những năm 90, giai đoạn bắt đầu đổi mới khác xa với hiện tại. Nó vẫn còn lẫn những hồn nhiên vô tư của thời cũ nhưng cũng bắt đầu xuất hiện dấu hiệu đổi thay.

Hôm nay một người bạn trên blog gửi tôi một chùm ảnh về Hà Nội trong giai đoạn những năm 1990-1992 nhìn mà thấy bồi hồi. Cậu ấy bảo chẳng biết ảnh do nghệ sỹ nào chụp nên không biết đường đề tác giả. Tôi cũng không biết. Nhưng vì xem xong thấy nhớ Hà Nội quá nên cứ mạn phép xin tác giả copy lên đây và thêm lời bình. Những lời bình chỉ là những gì tôi biết nên có thể đúng, có thể không nhưng chắc không qua sai so với sự thật quá nhiều vì dù sao tôi cũng được sinh ra và lớn lên tại thủ đô.

Để các bạn có cái nhìn tổng thể hơn về thủ đô Hà Nội, tôi xin post từng phần nhỏ Hà Nội. Nếu tác giả các bức ảnh có biết cũng mong bỏ qua lỗi tôi lấy không báo lại và vui lòng liên hệ để tôi có thể cảm ơn đã cho tôi sống lại những ngày còn nhỏ ở Hà Nội.

Cũng mong được độc giả đóng góp thêm thông tin để chúng ta cùng hiểu nhiều hơn về Hà Nội thông qua các bức ảnh này. 

Phần 1: Nhà Hát lớn 

Nhà Hát Lớn luôn là mơ ước của bất cứ người Hà Nội nào. Không phải ai cũng có cơ hội để vào đây và nếu có cơ hội bước vào bên trong, đó là 1 vinh dự lớn lao vào thời đó.Thường chỉ có những buổi lễ khen thưởng, những cuộc gặp mặt hoặc có đoàn, nghệ sỹ lớn biểu diễn, một số người mới có cơ hội vào thăm quan nơi này. Nhưng đó thường là những người có công hoặc có chức vị chứ ít khi là dân thường.

Nhà Hát Lớn từ thời kỳ Pháp thuộc. Có thể nhận thấy đường Tràng Tiền không có thay đổi nhiều so với ngày nay. Lúc này trên nóc nhà chưa có dàn loa báo động.

Trong thời kỳ chiến tranh, một dàn loa báo động máy bay địch đã được gắn lên nóc cao nhất của Nhà Hát Lớn để giúp người dân Hà Nội biết được mỗi khi máy bay địch sắp tiến sát thủ đô.

Sau chiến tranh, chiếc còi báo động này được chuyển thành "chuông đồng hồ" và nó chỉ đổ vào 12h trưa mỗi ngày.

Tôi không nhớ rõ đến năm nào thì dàn còi này được gỡ bỏ. Nếu không nhầm thì năm 1994. Chỉ nhớ rằng khi đó báo chí không nhắc nhiều đến sự kiện này. Và người dân Hà Nội thì bỗng thấy thiếu đi một cái gì đó quen thuộc dù tiếng còi vào mỗi 12h trưa không được hay cho lắm. 

Ngày đó, nhắc đến Nhà Hát Lớn người ta phải nhắc thêm Bách Hoá Tổng Hợp. Được coi là trung tâm mua bán lớn nhất thủ đô lúc bấy giờ, Bách Hoá Tổng Hợp thu hút khá nhiều khách du lịch đến. Cũng gần giống như hiện nay, nhiều người đến đây chỉ để thăm quan. Tôi còn nhớ có 1 lần vào đây gặp một chú Tây ba lô trên tầng 2. Chú này bụi đến mức mặc quần thủng đít đi chơi khắp nơi. Nhưng lên đến cầu thang tầng hai, thấy ngay 1 tấm gương rõ to, chú ta liên chổng mông lại soi, khoe ra cả 1 đống trắng ởn. Đúng là tây ba lô, quậy hết mức. 

Gần Nhà Hát Lớn, khách du lịch cũng hay đến thăm Bắc bộ phủ. Không biết khách du lịch có chú ý không chứ mỗi lần đi qua đây, tôi đều tìm các vết đạn trên hàng rào. Đó là dấu vết còn lại của đợt tấn công bắc bộ phủ từ thời giải phóng thủ đô. Nhiều chỗ dầu đạn còn nguyên trên thanh sắt mà không lấy ra được.

Cũng ở gần đó là Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam (ảnh trên là Bảo tàng mỹ thuật trên đường Nguyễn Thái Học). Trước đây là Viện Bảo Tàng thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ do người Pháp xây dựng. Khi còn nhỏ, đám trẻ chúng tôi thường vào trong đây chơi tự do vì thời đó chưa được bảo vệ nghiêm ngặt như hiện nay. Trò chúng tôi thích nhất là trèo mấy cây Đại. Nhưng đó cũng là trò chúng tôi sợ nhất vì nghe nói cây Đại có ma. Cũng vì có cái tên thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ mà ngay gần đó, cái dốc dẫn qua đê sang khu vực bờ sông được gọi là Dốc Bác Cổ.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về khu vực Nhà Hát Lớn mà tôi dựa theo các bức ảnh được cung cấp để viết. Nếu bạn có ảnh tư liệu vào thời đó hoặc có những thông tin gì thêm, mời bạn bổ sung cho hoàn chỉnh.

Trong bài tới tôi sẽ post loạt ảnh về "Chuyện ăn của người Hà Nội ". 

5 Góp ý

  1. bambiCây cối, con người, xe cộ, cảnh sắc... khác hẳn bây giờ nhưng vẫn dễ dàng nhận ra đó là nơi nào.
    Lần đầu tiên đc xem những bức ảnh về HN ngày ấy.

    Viết bởi .»-(¯`*Bambi*´¯)-».11:39 AM | Thứ Ba, ngày 26 tháng 02, 2008
  1. sadwomenBài viết ý nghĩa lắm . Hình như mấy cây đại ở bảo tàng Lịch sử vẫn có ma . Thỉnh thoảng nghe mấy con chim lợn làm tổ trên cây cổ thụ cao nhất hú nghe rợn cả người ...

    Viết bởi hoa hướng dương11:00 AM | Thứ Ba, ngày 26 tháng 02, 2008
  1. nguyentuan2007Hà Nội đẹp quá đấy chứ CMT - những ngôi nhà cổ kính và còn nhiều ...

    Viết bởi Tê Giác09:02 AM | Thứ Ba, ngày 26 tháng 02, 2008
  1. trinhtuanTôi về Văn Miếu thâm nghiêm
    Lần bia đá cũ dò tìm người quen
    Một tôi giữa những họ tên
    Vui thầm mừng trộm giữa chen chúc người...

    Đá xưa cũng đã mòn rồi
    Lời xưa cũng đã thành lời cổ nhân
    Tôi về ngơ ngác bàn chân
    Tiến lui cùng lúc giữa phân vân niềm...

    Vỉa đời người chật như nêm
    Tôi chơ vơ giữa một miền rêu phong
    Chắp tay tôi xá hư không
    Lạy đa tạ thảy từ trong ra ngoài...

    Trịnh Tuấn.
    (Hà Thành, năm con Chuột, nhân đọc Hà Nội xưa và nay, tác tại buồng văn tệ xá, bên nách vợ)

    Viết bởi Trịnh Tuấn01:17 AM | Thứ Ba, ngày 26 tháng 02, 2008
  1. thanhnam62

    Hà Nội ngày ấy và bây giờ!

    Nhưng Hà Nội của một "ngày ấy" vẫn gợi mở và thực sự tạo nên nhiều cảm xúc cho ta!


    Viết bởi Nô.12:07 AM | Thứ Ba, ngày 26 tháng 02, 2008

Gởi góp ý mới

Trở về

Wordpress Themes is powered by: WordPress | Template designed by: TemplatePanic