Kỳ II: Đột nhập Ga Sài Gòn

Điểm Ngôi sao Blog: 24 (4 lượt)
| Bình chọn:

Thứ Hai, ngày 29 tháng 10, 2007

(Đề nghị ghi rõ nguồn khi đăng tải lại bài viết này) 

Tình cờ đăng nhập được wifi tại Ga Sài Gòn, Ban quản trị đã không khỏi ngạc nhiên khi bất ngờ đăng nhập được hệ thống của 5Star Express. Không chỉ kết nối được với 1 máy trong văn phòng thuộc 5Star Express, bất cứ ai vào My Network Conection cũng có thể dễ dàng thấy các Workgroup bao gồm Phòng vé và Hành chính.

Kỳ I:  Wifi-Kẻ sát hại doanh nghiệp

Rất nhiều dữ liệu được chia sẻ công khai. Đăng nhập vào, các bản tính Excel, word lần lượt hiện ra. Người truy cập wifi có thể đọc được bản kiểm điểm của một nhân viên bị phạt vì… không cho áo vào trong quần, cảnh cáo, phạt nhân viên vì… mang thức ăn lên bán trên toa. Không chỉ vậy, bạn có thể tìm kiếm bảng giá thức ăn, danh sách món ăn, lịch trình tàu, danh sách cán bộ, nhân viên phục vụ chuyến tàu cao cấp này. Đặc biệt nhất là danh sách bảng lương từ trưởng toa cho đến nhân viên của 5Star Express. Chúng tôi tự hỏi, nếu toàn bộ số tài liệu này bị xoá hoặc chỉnh sửa thì nhân viên của 5Star Express sẽ như thế nào?


Để khẳng định Ga Sài Gòn lơi lỏng trong việc bảo mật, chúng tôi ngồi truy cập wifi và copy các tài liệu ngay giữa nhà chờ. Tiếp đó chúng tôi di chuyển đến khu vực mua vé, quầy bán fastfood trên gác, thậm chí ngồi ngay khu vực bán vé của 5StarExpress để sử dụng laptop. Thi thoảng một vài anh bảo vệ, khách đi tàu ngó qua nhưng với ánh mắt ngạc nhiên hơn là tò mò tìm hiểu chúng tôi đang làm gì. Mà chúng tôi dám chắc nếu họ có nhìn vào màn hình thì cũng không biết chúng tôi đang làm gì. Chi tiết hay nhất khi chúng tôi tìm hiểu 5Star Express chính là 1 vài folder có ghi chú “không xoá”. Nếu là kẻ phá hoại đăng nhập, vấn đề gì sẽ xảy ra với cả hệ thống bán vé này, chưa nói đến cái folder nhỏ bé kia???

Chúng tôi đã quyết định chụp lại màn hình khi đăng nhập vào các thư mục của các nhân viên 5Star Express. Đây là cơ sở để chúng tôi chuyển giao cho các cơ quan báo chí để họ có buổi làm việc với Ga Sài Gòn trong thời gian tới.

Những yếu điểm dễ bị khai thác

Như đã nói ở trên, kẻ đột nhập hệ thống dữ liệu của một công ty thông qua wifi không đòi hỏi trình độ cao. Họ chỉ cần 1 chút kiến thức về cơ bản để cài đặt wifi và giấu các thông tin liên quan đến chiếc laptop đang sử dụng là có thể đột nhập phá phách và rút lui mà không để lại dấu vết.

Theo khẳng định của kỹ thuật viên, tất cả những modem wifi khi không có bảo mật đều có thể bị reset lại và ngưng hoạt động. Bộ phận IT sẽ phải mất thời gian cài lại toàn bộ. Nhưng đó chỉ là cách đánh nhẹ nhất của kẻ phá hoại có chủ ý. Nếu thực sự muốn ăn cắp thông tin, kẻ phá hoại không chỉ có thể copy tài liệu trong hệ thống mạng nội bộ thông qua truy cập không dây và hoàn toàn có thể gửi vào hệ thống 1 đống virus, spy… Điều gì sẽ xảy ra nếu như một bệnh viện, một cơ quan chính quyền, 1 doanh nghiệp lớn không thiết lập firewall cho hệ thống internet không dây của mình.

Vấn đề lơ là trong bảo mật thể hiện rõ nhất là tại 5Star Express khi bất cứ ai cũng có thể đăng nhập được vào hệ thống. Lỗi này nằm chủ yếu do cả modem ADSL và AP không cài mật khẩu. Các doanh nghiệp chỉ đơn thuần mua về và gắn vào sử dụng, không hề config. Đây là việc làm tự đưa thông tin của công ty cho người ngoài.

Việc tìm thông tin về crack WEP key tìm trên Google dễ dàng đến mức, chỉ cần 1 câu lệnh, hàng ngàn thông tin về vấn đề này lập tức hiện ra. Tuy nhiên hiện nay chưa có hacker nào dám vác máy đi lòng vòng quanh thành phố để thực hiện việc phá hoại. Nhưng nếu đã có chủ đích, kẻ phá hoại hoàn toàn có thể dùng 1 điện thoại cao cấp có truy cập wifi để đăng nhập và ăn trộm, phá hoại thông tin. Với công nghệ hiện nay, đây là chuyện không khó.

Mời các bạn đón đọc kỳ sau: Cơ quan chức năng và báo chí nói gì? 

Người đưa tin >> 09:51 AM

Góp ý (5)

5 Góp ý:

Vào lúc 08:55 PM | Thứ Ba, ngày 30 tháng 10, 2007, Mint

nhatranAn ninh mạng cho các công ty, tổ chức, đặc biệt là các cơ quan mà dữ liệu quý giá như mạng sống là vấn đề quan trọng hàng đầu. Thực tế thì khá nhiều nơi chưa quan tâm vấn đề này (cũng có thể do không lường được tầm quan trọng của nó). Thế nên mới có tình trạng như trong bài viết đã đề cập.

Set password, security, v.v... khi có wifi thật không thể xem thường. Mà đó chỉ mới là một phần của vấn đề.
Không biết sau loạt bài này của ngoisaoblog, Ga Sài Gòn có biết rằng họ đã lỏng lẻo như thế kia không nhỉ?! Và không biết có hacker nào xâm nhập hệ thống ấy để làm việc xấu không nữa?!

Mà, admin Phong, ngồi ôm máy có logo ngoisaoblog thế kia, không bị chú ý mới là lạ ...
Mỉm cười

Vào lúc 05:15 PM | Thứ Hai, ngày 29 tháng 10, 2007, Rieu

rieu06

Bảo mật, với ta có nơi còn quá xem nhẹ. Thật nguy hiểm những nơi có data quan trọng mà sơ sài về bảo mật. 

Nhưng khi mạng có dây: VPN, LAN của cơ quan khi có firewall quả là tốc độ rùa...

 

Vào lúc 04:19 PM | Thứ Hai, ngày 29 tháng 10, 2007, utduybinhduong

duchuybinhduongTheo tôi thì không phaỉ lãnh đaọ những những cơ quan nầy vô trách nhiệm , mà đơn giản là họ chẳn biết tí gì về công nghệ thông tin và cũng chẳn có tí gì trình độ hết ...Vơí những ai đã từng làm ở cơ quan nhà nước thì hiểu rỏ .

Vào lúc 01:06 PM | Thứ Hai, ngày 29 tháng 10, 2007, Lão Đạo Sĩ

nvhlaVâng, các doanh nghiệp (đặc biệt doanh nghiệp nhà nước ) ở ta làm ăn còn a-bờ-cờ quá, có thể họ không có đội ngũ IT, nhưng theo tôi thì do những người lãnh đạo vô trách nhiệm.

Vào lúc 11:24 AM | Thứ Hai, ngày 29 tháng 10, 2007, [*_*] Đi-qua-thời-gian---->

khanhsa

Việc bảo mật hệ thống máy tính kết nối mạng của chúng ta còn yếu một phần là do sinh viên được đào tạo về CNTT của VN hiện nay trong các trường đại học chẳng được đào tạo hoặc đào tạo rất sơ sài về vấn đề này. Chỉ có các chương trình tin học của nước ngoài là có dạy nhưng học phí lại quá cao...

Gởi góp ý mới

<< Trở về

 
Powered by Ngoisaoblog.com