Kiệt tác của người da đỏ
Chiếc sọ đầu tiên cũng là chiếc nổi tiếng nhất được con gái nhà khảo cổ người Anh F. Albert Mitchell-Hedges tìm thấy năm 1927 tại Trung Mỹ. Đó là một chiếc sọ kì lạ làm bằng thạch anh, được đánh bóng hoàn hảo và có kích thước tương đương sọ thật, hàm dưới gắn với hộp sọ qua những bản lề hoàn hảo và có thể cử động được. Câu chuyện lạ lùng bắt đầu khi Anna – cô gái tìm ra chiếc sọ - cứ mỗi lần đặt nó cạnh giường ngủ là mơ thấy những hình ảnh cuộc sống của người da đỏ từ nghìn năm trước.
Kĩ thuật làm nên chiếc sọ cũng là điều không tưởng. Thập niên 60, nhà nghiên cứu nghệ thuật Frank Dordland phát hiện bên trong sọ có một hệ thống hoàn chỉnh các thấu kính, lăng kính và rãnh tạo nên những hiệu ứng quang học kỳ lạ. Ngạc nhiên hơn, khối pha lê này được đánh bóng lý tưởng đến nỗi kính hiển vi cũng không soi được dấu vết của quá trình gia công.
Không thể tin đây là một vật cổ đại, ông đã đưa chiếc sọ đi thẩm định ở một hãng thạch anh uy tín và nhận được câu trả lời đáng sửng sốt: chiếc sọ ra đời còn sớm hơn những nền văn minh đầu tiên tại châu Mỹ, với chất lượng thạch anh cao đến mức chỉ kim cương mới cắt được. Một phát hiện kỳ lạ khác là chiếc sọ được chế tạo từ một khối tinh thể hoàn chỉnh, có nghĩa là mọi nỗ lực nhằm đẽo gọt loại vật liệu này cũng chỉ làm nó vỡ ra. “Cái vật đáng nguyền rủa này đơn giản là không thể tồn tại”. Các chuyên gia bối rối thốt lên, “Khối tinh thể phải vỡ ngay từ bước gia công đầu tiên mới đúng, và việc đánh bóng phải mất hàng trăm năm...” Sau chiếc sọ Mitchell-Hedges, người ta đổ xô đi tìm và phát hiện ra hàng chục chiếc sọ pha lê khác ở châu Mĩ, châu Âu, châu Á, tuy chất lượng không bằng hộp sọ đầu tiên. Những trang sử cũng được lật lại kĩ lưỡng nhưng sọ pha lê chỉ xuất hiện rất sơ lược trong truyền thuyết cổ xưa của người da đỏ. Theo đó hộp sọ pha lê nguyên bản gồm 30 chiếc, là quà tặng của các vị thần cho loài người và trở thành biểu tượng của sức mạnh lẫn cái chết đối với người da đỏ. Hộp sọ pha lê là “đồ giả”?
Chiếc sọ pha lê ở Bảo tàng Anh, một trong 13 chiếc sọ nổi tiếng nhất đang gây chấn động trong giới khoa học vì bị cho là “đồ giả”. Vật này được phát hiện năm 1897 và trưng bày trong Bảo tàng Anh từ đó, từng được xem là biểu tượng Thần chết của người Atếch và ẩn chứa nhiều quyền năng kì bí khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Nhưng mới đây, giáo sư Ian Freestone của Đại học Cardiff xứ Wales cho biết, dựa vào những dấu vết gia công trên chiếc sọ, ông khẳng định nó mới được làm vào thế kỉ 19. Các nhà khảo cổ và sử học lại vào cuộc, nhiều bằng chứng khác được đưa ra và kết luận cuối cùng là: chiếc sọ này được tạo ra bằng công nghệ của châu Âu thế kỉ 19, có lẽ tại một xưởng chế tác ở Đức và từ loại đá thạch anh kém chất lượng.
Nhiều người nhân dịp này đã tỏ ý nghi ngờ huyền thoại về sọ pha lê là chuyện bịp bợm. Họ còn yêu cầu giám định lại những chiếc sọ khác. Tuy nhiên giới khảo cổ khẳng định sự việc này không thể phủ nhận những bí ẩn của sọ pha lê đích thực - đặc biệt là chiếc sọ kì quan Mitchell-Hedges.
0 Góp ý:
» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây ! << Trở về